Nguyễn Trãi Quốc Âm Từ Điển
A Dictionary of 15th Century Ancient Vietnamese
Trần Trọng Dương.

Quốc Ngữ hoặc Hán-Nôm:

Phần giải nghĩa gốc Việt-Mường
chó 㹥
◎ Ss đối ứng cɔ³ (29 thổ ngữ Mường), kʼwən⁴ [NV Tài 2005: 195]. “chó” gốc Việt-Mường, “khuyển” gốc Hán.
dt. trái với mèo. Hơn chó được ngồi khi diện bếp, tiếc hùm chẳng bảo chước leo cây. (Miêu 251.3).
gánh 扛
◎ Nôm: 梗 âm phiên thiết: giang, AHV: công, ABK: káng. gồng trong gồng gánh, ghính, cáng trong cáng đáng, công trong công kênh. Âm HTC: *kruŋ (Lý Phương Quế), *kroŋ (Baxter). Kiểu tái lập ở thế kỷ XV: ?gaɲ⁵ (*a-gánh), có khả năng được song tiết hoá thành *a- gánh, chuẩn đối với *cơ- lui (*klui¹). Về *?g- xin xem HT Ngọ (1999: 58, 61, 111, 114, 115), Shimizu Masaaki (2002: 768). Ss đối ứng tam, dam (21 thổ ngữ), tliəŋ (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 220]. Như vậy, “gánh” gốc Hán, “đem”/ “đam” gốc Việt-Mường. Hình thái có tl- có khả năng gốc Nam Á.
đgt. đảm đương. Gánh, khôn đương quyền tướng phủ; lui, ngõ được đất Nho thần. (Trần tình 37.3).
gặp 及
◎ Nôm: 趿 AHV: cập âm HTC: g(r)jip [Baxter 1992: 558]. Còn có âm đồng nguyên nữa là kịp. Xét, trong số 7 lần xuất hiện, “gặp” 5 lần ở câu sáu chữ, 2 lần ở câu đủ bảy chữ. Như vậy, thế kỷ XV có song thức ngữ âm. Kiểu tái lập: *?gap⁶ (*a- gặp). x. gầy, x. gánh. Ss đối ứng kăp, kʼăp, ɤăp (23 thổ ngữ Mường), tol, dol, don (5 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 221]. Như vậy, “gặp” gốc Hán, “tới” gốc Việt-Mường. .x tới.
đgt. <từ cổ> tìm thấy. Thiên Thai hái thuốc duyên gặp, Vị Thuỷ gieo câu tuổi già. (Thuật hứng 54.5).
đgt. vào lúc mà có được, vào dịp mà thấy được, đến khi, đến lúc, dịch chữ cập kỳ 及期. Từ ngày gặp hội phong vân, bổ báo chưa hề đặng mỗ phân. (Trần tình 37.1)‖ (Tự thán 99.1)‖ (Bảo kính 135.7)‖ Gặp tiết lương thần. (Vãn xuân 195.1)‖ Gặp xuân. (Đào hoa thi 230.4).
khi 期
◎ Nôm: 欺 AHV: ki, kì. Nghĩa gốc là “kỳ hẹn” (quãng thời gian ước định với nhau), như nhiệm kì, chu kì, thời kì, sau trỏ một quãng thời gian nào đó, như tiến hành kì (lúc tiến hành), anh nhi kì (thời con trẻ), thanh niên kì (thời trai trẻ),… Ss đối ứng kʼi (27 thổ ngữ Mường), luk (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 230]. Như vậy, lúc, thuở là từ gốc Việt-Mường, ban, khi là từ gốc Hán.
dt. lúc. Trong khi hứng động bề đêm tuyết, ngâm được câu thần dắng dắng ca. (Ngôn chí 4.7, 5.7)‖ (Mạn thuật 32.8)‖ (Trần tình 42.5, 44.7)‖ (Thuật hứng 66.5)‖ (Tự thán 71.6, 88.4, 98.3, 101.4)‖ (Bảo kính 128.5, 131.5, 133.1, 139.3, 144.6)‖ (Giới sắc 190.8)‖ (Giới nộ 191.7)‖ (Miêu 251.3)‖ (Trư 252.5). x. ban.
không 空
dt. không trung, trên trời. Nguyệt trong đáy nước nguyệt trên không, xem ắt lầm một thức cùng. (Thuỷ trung nguyệt 212.1). x. hư không, sắc không, tay không.
tt. hư ảo. Nguyệt mọc đầu non kình dỏi tiếng, khói tan mặt nước thẩn không lầu. (Ngôn chí 19.4). Đành hay thương hải đòi thì biến, đà biết nhân gian mọi sự không. (Thuật hứng 62.6)‖ (Bảo kính 130.8).
đgt. không có. (Mạn thuật 29.5)‖ Túi đã không tiền, khôn chác rượu, vườn tuy có cúc, chửa đâm hoa. (Quy Côn Sơn 189.3).
tt. ở trạng thái không đựng gì bên trong, trống. Sầu nặng thiếu lăng biên đã bạc, hứng nhiều Bắc Hải chén chưa không. (Thuật hứng 50.4): x. Bắc Hải.‖ (Bảo kính 139.5).
p. hết, sạch. Chặm tự nhiên lều một căn, giũ không thảy thảy tấm hồng trần. (Tự thán 102.2)‖ (Bảo kính 178.8). Ss đối ứng kʼoŋ (4 thổ ngữ Mường), căŋ (16 thổ ngữ). ở thế kỷ XV, “không” mới bắt đầu hư hoá, lúc này, chưa được dùng như một phó từ phủ định, còn “chăng”, “chẳng”, “chưa”, “chửa” (gốc Việt-Mường) và “khôn” (gốc Hán) vẫn đang khá phổ dụng.
lông 󱲧 / 𬖅
◎ Ss đối ứng loŋ (29 thổ ngữ Mường), suk (1 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 235]. “lông” là từ gốc Việt-Mường, “tóc” là từ gốc Nam Á. x. tóc.
dt. sợi mọc ngoài da động vật. Ngẫm hay sự thế nhẹ bằng lông, ăn uống chăng nài bổng Vệ công. (Lão hạc 248.1)‖ (Trư 252.1).
lạnh 冷
AHV: lãnh. Ss đối ứng ca (23 thổ ngữ Mường), ʑεt (3), năc (3) [NV Tài 2005: 262]. Như vậy, lạnh - rét gốc Hán, Giá gốc Việt-Mường.
tt. trái với nóng. Chim đến cây cao chim nghĩ đỗ, quạt hay thu lạnh quạt sơ thâu (Trần tình 40.6)‖ (Thuật hứng 46.6, 66.5, 115.4, 120.4)‖ (Bảo kính 139.6, 167.5)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.6).
tt. <Nho>, <từ cổ> trong trẻo một cách cô đơn và lạnh lẽo, nói tắt của thanh lãnh 清冷. Vừa hàm nghĩa là “nhàn quan” vừa hàm nghĩa là vị quan thanh liêm. Ta ắt muốn nhàn quan muốn lạnh, lo thay vì luỵ phải thờ ơ. (Tự thán 108.7). Dịch chữ lãnh hoạn 冷宦. Lô Kỳ 卢琦 trong tống ngô nguyên chẩn có câu: “Quan lạnh chớ than quê nhà thẳm, cố nhân toàn ở sảnh đài cao.” (冷宦莫嗟鄉國遠,故人今在省臺多 lãnh hoạn mạc ta hương quốc viễn, cố nhân kim tại sảnh đài đa). Đỗ Phủ có câu: “các ngài tấp nập thăng đài sảnh, mỗi bác quảng văn chức lãnh quan” (諸公衮衮登台省,廣文先生官獨冷 chư công cổn cổn đăng đài sảnh, quảng văn tiên sinh quan độc lãnh). Cốt lạnh hồn thanh. (Thuật hứng 54.7), ý nói cốt cách thanh tao, tâm hồn trong sáng luôn nghĩ đến việc đạo nghĩa “âu còn nợ chúa cùng cha”.
lồng 籠
◎ Nôm: 篭 AHV: lung. Ss đối ứng loŋ (11 thổ ngữ Mường), sɔŋ (4 thổ ngữ), rɔ (2 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 235]. Như vậy, “lồng” gốc Hán, “rọ” gốc Việt-Mường.
dt. dụng cụ bằng tre, để nhốt động vật. Hùm oai muông mạnh còn nằm cũi, khiếu hót chim khôn phải ở lồng. (Tự giới 127.6)‖ (Lão hạc 248.8). x. anh vũ mắc lồng.
đgt. in, có ánh sáng xuyên qua. Tác ngâm song có mai và điểm, dời ngó rèm lồng nguyệt một câu. (Bảo kính 159.4)
mát 沫
◎ Ss đối ứng mat, mac (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 238]. “mát” là từ gốc Việt-Mường, “lạnh” là từ gốc Hán. x. giá.
tt. trái với nóng. (Ngôn chí 9.3, 21.5)‖ Tựa cội cây ngồi hóng mát, leo heo ta hãy một leo heo. (Thuật hứng 67.7).
máy 楣
◎ Ss đối ứng măj (29 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 238]. là từ gốc Hán, máy là từ gốc Việt-Mường.
dt. dịch chữ ki 機, ví dụ Máy trời dịch từ chữ thiên ki. Ngồi thiền định quên máy ← 禪定忘機 (TKML ii 23a6). Làm người biết máy, khôn sao, lỗi thác ai vì mỗ chút nào. (Bảo kính 167.1). biết máy: dịch chữ tri cơ (知機) nghĩa là “biết được then máy (quy luật vận động) của đất trời”.
nghé 兒
◎ Nôm: 𤚇 Đối ứng nh- ng-, còn thấy bảo lưu trong các chữ Hán có AHVnghê như: 倪 (trẻ con, lưu tích trong ngô nghê), 猊 (con sư tử = con nghê), 霓 (cầu vồng), 鯢 (cá kình cái, trong kình nghê), 麑 (hươu non). Ss đối ứng tlu kɔn (10 thổ ngữ Mường), ŋε (8 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 248]. Như vậy, “nghé” là gốc Hán, “trâu con” gốc Việt-Mường. Chỉ có “nghé” là danh từ.
dt. con trâu con. Xét, các loài vật nhỏ thường dùng chữ “nhi”, như ngựa non là nhi mã, mèo con là nhi miêu, trâu con là nhi ngưu. Ví dụ quan trung tấu nghị của Dương Nhất Thanh có câu: “còn 140 con nghé, 12 con lừa” (存兒牛百四隻驢一十二頭 tồn nhi ngưu bách tứ chích, lư nhất thập nhị đầu). “đồng độc: trâu nghé hiệu là trâu con” (CNNA 55b). Chúa ràn nẻo khỏi tan con nghé, hòn đất hầu lầm, mất cái chim. (Bảo kính 150.5), dịch từ câu sảy ràn tan nghé, sau có dị bản là sảy đàn tan nghé. x. ràn.
ngon 唁
◎ Ss đối ứng của nghĩ: ŋɔn (30 thổ ngữ Mường) [NV Tài 2005: 249]. Như vậy, ngon = nghẻ đều là từ gốc Việt-Mường.
dt. trái với chán. Ngẫm hay mùi đạo cực chưng ngon, nghìn kiếp dầu ăn vuỗn hãy còn (Tự thán 87.1)‖ (Tự thuật 114.5)‖ (Bảo kính 149.2)‖ (Huấn Nam Tử 192.6).
nở 𦬑
◎ Ss đối ứng dε, tε, (18 thổ ngữ Mường), dɣ, rɣ (8) [NV Tài 2005: 256]. Đối ứng n- (Việt) với d- và r- (Mường), kiểu tái lập cho proto Việt-Mường: *drɣ.
đgt. (hoa) khai. nở gốc Việt-Mường, khai gốc Hán. Chim kêu hoa nở, ngày xuân tịnh, hương lụn cờ tàn, tiệc khách thôi. (Ngôn chí 2.5)‖ (Tự thán 102.6)‖ (Bảo kính 164.8)‖ (Mai 214.2)‖ (Mộc cận 237.3)‖ (Dương 247.2).
quét 抉 / 括
◎ Ss đối ứng kwεt (27 thổ ngữ Mường), suək [NV Tài 2005: 259]. Như vậy, quét = tước, đều là từ gốc Việt-Mường.
đgt. trong quét dọn. Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân, trúc rợp hiên mai quét tục trần (Ngôn chí 12.2, 16.3)‖ (Mạn thuật 28.4, 32.3)‖ (Thuật hứng 51.8, 67.3)‖ (Tự thán 97.1)‖ (Tức sự 123.2)‖ (Bảo kính 160.4).
sâu 龝
◎ Nôm: 蝼 (thanh phù lâu 娄). AHV: thu. Đây vốn là chữ tượng hình trong giáp cốt văn, vẽ hình con trùng đang leo lên thân cây. An Chi cho rằng sâu là âm gốc Hán rất xưa của thu - mùa của sâu bọ. “mùa sâu” là mùa côn trùng kêu rả rích, cây cối tàn tạ, nên còn gọi là mùa sầu. Tuy nhiên, trong tiếng Hán, chữ 秋 không còn bảo lưu nghĩa “mùa sâu” nữa, mà chỉ có nghĩa phái sinh “sầu” (秋 thu: sầu, và 愁 sầu: sầu). [An Chi 2006: 190-194]. Kiểu tái lập: *krau¹ [TT Dương 2012c]. Xét, sâu gốc Hán, bọ - dòi gốc Việt-Mường. Ss đối ứng doj (13 thổ ngữ Mường), ʂɤw (3) [NV Tài 2005: 267]. x. ruồi.
dt. loài trùng chuyên ăn thảo mộc. Chẳng ngừa nhỏ, âu nên lớn, nẻo có sâu, thì bỏ canh. (Bảo kính 136.6).
sông 江
◎ Nôm: 滝 Ss hung: khlôông, khong khen: khloong, uý lô: kroong. [Vương Lộc 1997: 61], k’oŋ (17 thổ ngữ Mường), ʂoŋ (4), p’aw (4), k’aw (1), t’aw (1) [NV Tài 2005: 269], karụng (Katu) [NH Hoành 1998: 299], tả, khuổi [HV Ma 1984: 415]. “giang” là từ vựng cố hữu của tiếng Hán, đã được thấy trong kim văn thời nhà Chu [đằng đường minh bảo 1964: 306]. Sách Thích Danh phần Thích thuỷ của lưu hy ghi: (江,共也。小江流入其中,所公共也) [tb 1936: 28]. Sách Phong Tục Thông Nghĩa phần Sơn trạch ghi: (江者,貢也。出珍物,可貢獻也) [tb 1980: 373]. Bổ sung thêm một số âm phiên thiết như các sách Đường vận, Tập Vận, vận hội đều ghi: “𠀤古雙切,音杠。水名”. Những cứ liệu này chứng tỏ, âm “công” là một âm cổ của “giang”, ít nhất nó đã có thuỷ âm kép từ thế kỷ VI tcn [TH Minh 2005: 72- 81]. Kiểu tái lập: *krông. Như vậy, giang - sông là từ gốc Hán, nậm gốc thái (như nậm thi, nậm rốm, nậm u, nậm na, nậm hạt, nậm giải, nậm mức, nậm việc, nậm mu, nậm lúa), pao - phao - thao - khau gốc Việt-Mường, - đà gốc tày nùng, lưu tích trong sông đà. Ngoài ra, phương ngữ Nghệ An, quảng bình,… còn có từ “rào” nhưng đang bị đẩy lùi để trở thành danh từ riêng (như sông rào cái, sông rào trổ, sông rào quán, sông rào gang, sông rào thanh, sông rào lạc, sông rào nậy). Kiểu tái lập: tʼraw, kʼraw, pʼraw.
dt. trong sông nước. Thuyền chèo đêm nguyệt, sông biếc, cây đến ngày xuân, lá tươi (Ngôn chí 22.5).
trái 𢁑 / 𱜝 / 𣡚
◎ {ba 巴 + lại 賴}, kiểu tái lập *blai; 𱜝 {cự 巨 + lãn 懶}. Kiểu tái lập: *klái . An Nam dịch ngữ: 菓園:文拜 quả viên: vườn trái (*blái). Vương Lộc tái lập là *plai⁵ và *blai⁵ [1997: 58; TT Dương 2012a]. “blai vel trai: fructus” [Morrone 1838: 200]. Ss đối ứng plaj (3 thổ ngữ Mường), tlaj (15 thổ ngữ), klaj (3), laj (3), țaj (2) [NV Tài 2005: 259]. Như vậy, trái gốc Việt-Mường, quả gốc Hán.
dt. quả. Co que thay bấy ruột ốc, khúc khuỷu làm chi trái hoè. (Trần tình 44.4)‖ (Bảo kính 137.1)‖ (Thuật hứng 64.4).
tìm 尋
◎ Đọc âm HHV. AHV: tầm. Ss đối ứng t’im (13 thổ ngữ Mường), siən (12), mεc, mεk (4), kiəm (1) [NV Tài 2005: 279]. tìm- mích là từ gốc Hán, kiếm gốc Việt-Mường.
đgt. kiếm, đọc theo âm THV. Cổi tục, chè thường pha nước tuyết, tìm thanh, khăn tịn nhặt chà mai. (Ngôn chí 2.4, 20.4)‖ (Thuật hứng 57.5, 60.6, 70.3)‖ (Tự thán 77.4)‖ Lọ chi tiên Bụt nhọc tìm phương, được thú an nhàn ngày tháng trường. (Tự thán 82.1)(Tự thán 90.3)‖ (Tự thuật 118.2)‖ (Bảo kính 150.4, 158.2, 162.8, 169.3)‖ (Lão dung 239.1).
xa 賒
◎ Ss đối ứng sa² (nguồn), sa² (Mường bi), cơŋaj² (Chứt), zoŋ (Vân Kiều) [NV Tài 1993: 237], sa (26 thổ ngữ Mường), ŋaj³ (4), ca (11) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xa gốc Hán, ngái gốc Việt-Mường.
tt. trái với gần, “xa: dao viễn” 賒遙遠 (tự vị) [Hán Ngữ Đại Tự Điển 1995: 3643]. Vương Bột trong bài Đằng vương các tự có câu: “bể bắc tuy xa, lần theo cũng tới” (北海雖賒, 扶摇可接 Bắc Hải tuy xa, phù dao khả tiếp). Nhung Dục đời Đường trong bài Quế châu chạp dạ có câu: “ngồi nhẵn hết canh ba, về nhưng muôn dặm xa” (坐到三更盡,歸仍萬里賒). Thêm nữa, xa với nghĩa này còn là một từ tố để tạo nên một số từ song tiết khác cận/ gần nghĩa như xa xôi, xa vời, xa xăm, xa cách, xa lánh, xa tít, xa mù, xa ngái, xa khơi, xa lắc, xa xa, xa hoắc, xa lìa, xa lơ xa lắc, xa mú, xa mú tí tè, xa tắp, xa tít tắp, xa thẳm, xa vắng, xa xưa. [TT Dương 2012d]. Của đến nước xa nên quý giá, người lìa quê cũ lấy làm phiêu. (Bảo kính 135.3). (Thuật hứng 54.4). x. cách xa
xanh 青
◎ Nôm: 撑 AHV: thanh. Ss đối ứng sεŋ, sεɲ (26 thổ ngữ Mường), le (2) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xanh- thanh gốc Hán, gốc Việt-Mường.
tt. màu xanh quan lục (màu lá cây). Cỏ xanh cửa dưỡng để lòng nhân, trúc rợp hiên mai quét tục trần. (Ngôn chí 12.1).
tt. xanh lam (màu núi). Đàn cầm, suối trong tai dõi, còn một non xanh là cố nhân. (Thuật hứng 60.8)‖ (Bảo kính 153.3, 169.6).
tt. xanh dương (màu nước). Phơ phơ đầu bạc ông câu cá, lẻo lẻo duềnh xanh con mắt mèo. (Tự thán 101.6).
tt. xanh đen (tóc, mắt). (Tự thán 99.6)‖Tuổi tàn, cảnh đã về ban muộn, tóc bạc, biên khôn chác lại xanh. (Tự thuật 113.4)‖ (Tích cảnh thi 202.3, 203.1)‖. x. mắt xanh. x. sử xanh x. lầu xanh.
xem 瞻
◎ Nôm: 𫀅 / 䀡 AHV: chiêm. Có các đồng nguyên tự là 佔, 覘 (siêm). Âm HTC là ţʰam? *threm, xem [sem] Việt < *tśʰj- hoặc ţʰj- [Schuessler 2007: 604]. *tjam [Baxter 1992: 539]. Ss đối ứng k’ɔk (2 thổ ngữ Mường), kɔj (7), ŋɔ (17) [NV Tài 2005: 290]. Như vậy, xem - ngóng (顒) - coi (觀) là từ gốc Hán, ngó - ngắm - nhìn từ gốc Việt-Mường.
đgt. nhìn. Kinh Thi phần Bội phong bài Hùng trĩ có câu: “Xem nhật nguyệt kia, lòng ta dặc dặc.” (瞻彼日月, 悠悠我思 chiêm bỉ nhật nguyệt, du du ngã tư). Chà mai đêm nguyệt, dậy xem bóng, phiến sách ngày xuân ngồi chấm câu. (Ngôn chí 3.3, 11.4)‖ (Trần tình 38.5)‖ (Tự thán 95.5, 105.5)‖ (Bảo kính 155.1)‖ (Thuỷ trung nguyệt 212.2)‖ (Thuỷ thiên nhất sắc 213.2)‖ (Trư 252.7). x. ngắm xem.
đgt. đọc. Tham nhàn lánh đến giang san, ngày vắng xem chơi sách một an. (Ngôn chí 17.2, 20.3)‖ (Tự thán 103.6)‖ (Ba tiêu 236.4).
đgt. cho rằng. Liều cửa nhà xem bằng quán khách, đam công danh đổi lấy cần câu. (Mạn thuật 30.3)‖ (Thuật hứng 48.6)‖ (Bảo kính 162.5, 186.5).
đgt. xem xét, cân nhắc. Cơn cớ nguyền cho biết sự do, xem mà quyết đoán lấy cương nhu. (Bảo kính 152.2).
đgt. chiêm nghiệm. Để truyền bia miệng kiếp nào mòn, cao thấp cùng xem sự trật còn. (Bảo kính 182.2).
đgt. coi, xem (lịch). Chẳng thấy lịch quan tua sá hỏi, ướm xem dần nguyệt tiểu hay đài? (Trừ tịch 194.8).
đánh 打
◎ Đọc theo âm THV. AHV: đả. Ss đối ứng tăɲ, tɛɲ, tan, dɛn (26 thổ ngữ Mường), tɣp (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 209]. Như vậy, “đánh” gốc Hán, “đập” gốc Việt-Mường.
đgt. oánh. Thấy ăn chạy đến thì no dạ, đỡ đánh bênh nhau ắt phải đòn. (Bảo kính 149.4)‖ (Tự thán 89.4).
đưa 迻
◎ Ss đối ứng tɯa, dɯa (6 thổ ngữ Mường), muəŋ (1 8 thổ ngữ), tlaw (3 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 218]. Như vậy, đưa - mang - trao đều là các từ gốc Việt-Mường.
đgt. thổi, bay. Mưa thu rưới ba đường cúc, gió xuân đưa một rãnh lan. (Ngôn chí 17.6)‖ (Thuật hứng 51.5)‖ (Tích cảnh thi 206.1)‖ Sầm đưa hương. (Mai thi 226.2)‖ Đêm nguyệt đưa xuân. (mạt lị 242.2)‖ Đưa hương. (Liên hoa 243.3).
đgt. vẳng (tiếng, âm thanh). Cách song mai tỉnh hồn Cô Dịch, kề nước cầm đưa tiếng cửu cao. (Mạn thuật 35.4)‖ (Tự thán 95.4).
đgt. trôi qua. Thoi nhật nguyệt đưa qua mỗ phút, áng phồn hoa họp mấy trăm đời. (Tự thán 85.3).
đgt. dẫn đường đi. Lừa tìm ngàn Bá nhờ mai bảo, thuyền nổi dòng thu có nguyệt đưa. (Tự thán 90.4).
đgt. mang đến. Ngày ngày đã có tiên làm bạn, đưa thuốc tiên lai chẳng phải xin. (Thiên tuế thụ 235.4).
đường 唐 / 塘
◎ Ss đối ứng daŋ, taŋ (18 thổ ngữ Mường), kʼa, ʂa, taŋ kʼa (16 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 218]. Như vậy, “đường” gốc Hán, “sá” (< kʼ-/ s-) gốc Việt-Mường.
dt. lối đi. (Ngôn chí 5.4, 17.5, 21.2)‖ (Mạn thuật 28.1)‖ Thu im cửa trúc mây phủ, xuân tịnh đường hoa gấm phong. (Thuật hứng 56.6, 61.4)‖ (Tự thán 93.6, 94.5, 100.6)‖ (Tự thuật 115.5)‖ (Tức sự 123.6)‖ (Tảo xuân 193.1)‖ (Nhạn trận 249.8).
dt. (bóng) lối đi, hướng đi trong cuộc sống. (Ngôn chí 8.3)‖ Đã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, cho hay đường lợi cực quanh co. (Ngôn chí 20.6)‖ Rừng thiền ắt thấy, nên đầm ấm. Đường thế nào nề, chẳng thấp cao (Thuật hứng 47.6, 62.2)‖ (Tự thán 73.1, 80.3, 86.5, 91.4, 93.1, 106.2)‖ (Tự thuật 112.1)‖ (Bảo kính 150.4, 185.8). x. đàng.
đẹp 葉 / 枼 / 𤗽
◎ Ss đối ứng tɛp, dɛp (15 thổ ngữ Mường), tʼoc, soc, tot (14 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 213]. Như vậy, “đẹp” gốc Việt-Mường, “tốt” gốc Hán. x. tốt.
tt. vừa mắt, có thẩm mỹ. Con lều mọn mọn đẹp sao, trần thế chẳng cho bén mỗ hào. (Thuật hứng 52.1)‖ (Tức sự 126.5).
tt. “ưng ý, xứng ý” [Paulus của 1895: 290]. (Ngôn chí 11.8)‖ Ở thế dịn nhau muôn sự đẹp, cương nhu cùng biết hết hai bên. (Bảo kính 142.7).
đội 戴
◎ Nôm: 隊 AHV: đái. Ss đối ứng toj, doj, tɤj, dɤj (13 thổ ngữ Mường), puəŋ, buəŋ (10 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 216]. Như vậy, “đội” là gốc Hán, “mang” (< bang) [NV Khang 2001: 31] là gốc Việt-Mường. Một số nơi hiện vẫn nói mang mũ, mang áo.
đgt. mang (mũ áo) ở phía trên. Đầu tiếc đội mòn khăn Đỗ Phủ, tay còn lựa hái cúc Uyên Minh. (Mạn thuật 31.5).
đgt. (bóng) mang ở trên. Lộng lộng trời, tây chút đâu, nào ai chẳng đội ở trên đầu? (Trần tình 40.2).
đgt. chịu, mang (bị động). Dịch chữ đái ân 戴恩 (chịu ơn, đội ơn). (Ngôn chí 15.6)‖ Trong mắt những mừng ơn bậu bạn, trên đầu luống đội đức triều đình. (Tự thán 99.4, 100.3).
cái 介
◎ Nôm: 丐, 𡛔 (thanh phù cái 丐). Âm phiên thiết: cổ bái thiết 古拜切 (Quảng vận) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 103], cư bái thiết, tịnh âm cái 居拜切,𠀤音戒 (Tập vận, Vận hội, Chính vận); AHV: giới.
tt. <từ cổ> lớn, to. Sách Nhĩ nhã ghi: “Cái: lớn vậy” (介大也). Kinh dịch ghi: “Nhận phúc lớn này, từ tiên Vương Mẫu” (受茲介福,于其王母), Vương Bật chua: (受茲大福) [Hán ngữ đại tự điển 1995: 104]. Tiếng Việt còn bảo lưu một số từ như sông cái (>< sông nhánh), rễ cái (>< rễ phụ), cột cái (>< cột quân), đường cái (>< đường nhỏ), nhà cái,... Sau, mới chuyển thành danh từ với nghĩa (cái chủ, cái chính, kẻ đứng đầu, cầm trịch), như cầm cái, làm cái, bắt cái.
dt. HVVD. <từ cổ> mẹ [An Chi 2005 T2: 203], nghĩa này dẫn thân từ nghĩa “to, lớn”, như sông cái = sông mẹ [Paulus Của 1895: 90], do mẹ cũng có nghĩa tương tự: cái lớn cái nặng là mẹ, cái nhỏ cái nhẹ là con” [Từ hải, chuyển dẫn An Chi 2005 T2: 204]. Vì thế, cái đã chuyển dụng sang nghĩa “mẹ”, “giống cái”. (Ngôn chí 21.8). Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy, lọ chi đòn. (Huấn nam tử 192.1)‖ con dại cái mang tng. Đạo cái con: là đạo của con đối với mẹ, còn có biến thể đảo âm là “con cái”. Âm PVM: *ke? [VĐ Nghiệu 2011: 46]. Ss đối ứng kaj (18 thổ ngữ Mường), maj (2 thổ ngữ), me (4 thổ ngữ) [NV Tài 2005: 219], kạn (Katu) [NH Hoành 1998: 252]. Cái / gái - mái - mẹ là các từ đồng nghĩa/ gần nghĩa vào thời cổ, có khả năng nghĩa gốc đều trỏ “giống cái” hoặc “mẹ”. Mẹ / mạ / / me (媽), mụ (媒), u (媼) là từ gốc Hán, cái / gái gốc Việt-Mường, mái chưa rõ gốc, nạ - bầm gốc Việt.
dt. <từ cổ> âm cổ của gái, phái sinh từ nghĩa ②, “mẹ” > giống cái, con gái nói chung. “Con cái: con trai và con gái, chỉ dùng cho người” [Rhodes 1651: 51]. Thế sự trai yêu thiếp mọn, Nhân tình cái nhớ chồng xưa. (Bảo kính 179.6). “Lại cái: nguyên là đàn ông mà giả dạng đờn bà; không phải đực không phải cái” [Paulus Của 1895: 90].